OpenCore:
OpenCore không chuyên về Dual Boot nhưng các bạn vẫn có thể thực hiện Dual Boot với OpenCore sau đây là hướng dẫn mình sẽ chia phần này làm 2 phần nhỏ là tạo USB Boot ngay trên macOS và hướng dẫn Dual Boot với OpenCore và rEFInd.
Phần 1 tạo USB Boot ngay trên macOS:
Dùng phần mềm ảo hóa:
B1: Các bạn tải VMware hoặc Parallel Desktop theo links sau Parallels Desktop 16.5.0 for Mac Intel – Hỗ trợ cài Windows trên Mac bản mới nhất hoặc Vmware Fusion 12 – Phần mềm chạy Windows ngay trên Mac
B2: Tải file ISO Windows 10 theo link Download Windows 10 Disc Image (ISO File). Các bạn vào link và chọn bản Windows cần cài.
B3: Các bạn tạo máy ảo theo link sau Hướng dẫn chi tiết cài Windows trên Mac bằng Vmware Fusion 10.
B4: Tạo USB Boot bằng máy ảo và cài đặt thôi.
Tạo bộ cài đặt WinPE:
B1: Các bạn Format USB theo định dạng FAT32 với tên WINDOWS10 tiếp các bạn tải file ISO WinPE mình sẽ để đường dẫn tải file ISO WinPE của Anhdvboot Download Anhdv Boot bản mới nhất Update liên tục – Top Phần Mềm hoặc các bạn có thể lên trang chủ Anhdvboot để tải về theo link sau Anhdv Boot | Bộ công cụ cứu hộ máy tính chuyên nghiệp.
B2: Các bạn Mount file ISO vừa tải về.
B3: Gọi Terminal lên và gõ lệnh cp -rp /Volumes/
Tên file iso vừa mount ( ở đây là tên ổ đĩa vừa mount )/* /Volumes/WINDOWS10 (của mình sẽ là cp -rp /Volumes/CCCOMA_X64FRE_EN-GB_DV9/* /Volumes/WINDOWS10)
B4: Boot vào WinPE và cài thôi (các bạn có thể dùng CMD gõ lệnh setup.exe hoặc winNTsetup hoặc wintohdd v.v)
Phần 2: Dual Boot:
With opencore (không khuyến khích):
B1: Các bạn chỉnh như sau:
- Bật CustomSMBIOSGuide.
- UpdateSMBIOSMode set là Custom.
Mục đích: là “chống inject” thông tin SMBIOS sang các OS khác (ví dụ MacBookPro15,1; iMac20,1;…). Nếu muốn kiểm tra máy có bị inject hay không thì chỉ cần chạy dxdiag ở Run trên Windows là được.
OpenCore họ cứ doạ nếu không set đúng hai cái này có thể gây lỗi BootCamp này nọ, nhưng thực tế không động đến BootCamp thì lờ nó đi, vì mục đích cuối cùng vẫn là Multi Boot ổn định.
Lưu ý : Về phần ACPI các bạn nên sử dụng bản prebuilt của dortarnia do OpenCore sẽ ko inject SSDT sang các OS khác. Hiểu nôm na là bạn chỉ ăn được đồ ăn châu Á nhưng đầu bếp lại nêm gia vị theo phong cách châu Âu khiến việc cũng là món châu Á đó nhưng bạn không thể ăn được.
Bởi vậy, SSDT dùng cho OpenCore nó sẽ khác hoàn toàn so với Clover trước đây. Bắt buộc phải có một Method _STA (STA viết tắt của status, nghĩa là trạng thái) cùng condition If (_OSI (“Darwin”)) để chắc chắn rằng SSDT sẽ chỉ hoạt động khi boot vào macOS (bởi kernel của mac tên là Darwin) đối với các bản Prebuilt của Dortarnia đã thêm sẵn đoạn code này rồi ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn thêm.
- Chuyển file SSDT sang .dsl ( xem ở mục XXVI )
- Thêm Method sau vào:
Method (_STA, 0, NotSerialized) // _STA: Status
{
If (_OSI ("Darwin"))
{
Return (0x0F)
}
Else
{
Return (Zero)
}
}
- Chuyển về file .aml để sử dụng (các bước chuyển file xem ở mục XXVI)
Giải thích Method STA
- Câu lệnh If (_OSI (“Darwin”)): Chỉ macOS (Darwin mã nhân của macOS)
- 0X0F: Enable
- Zero (hoặc 0x00): Disable
Có nghĩa nếu là nhân Darwin thì trả về là Enable nếu không phải thì trả về là Disable.
B2: Tạo 1 phân vùng cho Windows
B3: Tiến hành cài đặt Windows thôi.
B4: Tạo đường dẫn cho Windows các bạn Add vào config đường dẫn của Windows Boot Manager theo đường dẫn sau Misc -> BlessOverride -> \EFI\Microsoft\Boot\bootmgfw.efi và như thế là xong.
Lưu ý 2: Main source của cách này là https://rex-lapis.github.io/multi-boot/?fbclid=IwAR11kWDAbVa3AP9cXxHDRNfF7hkplQ0XxygwyxZrgP2zrCZmBwLZtf4HtYg
With rEFInd
B1: Các bạn Download file rEFInd về theo link sau https://sourceforge.net/projects/refind/ (đối với những bạn không được siêng năng như mình các bạn có thể chạy file rEFInd Install lên thế là xong và Add đường dẫn bằng Bootice mình có hướng dẫn ở trên | không được khuyến khích).
B2: Các bạn đưa file Bootx64.efi vào mục OC sau đó copy file refind_x64.efi vào thư mục Boot sau đó đổi tên lại là Bootx64.efi tiếp đó các bạn copy mục Tool, Driver, Icon vào mục Boot trong EFI tiếp các bạn Copy file refind.conf-sample vào mục Boot và Rename lại và refind.conf
B3: Các bạn tạo Theme cho rEFInd có thể tải từ nguồn sau refind-theme · GitHub Topics · GitHub sau đó các bạn Copy file theme vừa tải về vào mục theme.
B4: Các bạn mở file refind.conf vừa đổi tên ra và sửa lại như hình (các bạn có thể đọc nó trước khi sửa).
B5: Các bạn mở file theme vừa tạo ra tiếp mở file theme.conf lên và copy toàn bộ vào file refind.conf các bạn có thể sửa lại chỗ đúng với efi của mình như ở đây vì mình đang sử dụng OC 0.6.9 đã bỏ đi Bootstrap nên mình sẽ thay dòng đó thành \EFI\OC\opencore.efi
Như vậy là xong rồi !
With Clover:
Tìm hiểu bản chất của Clover:
Nghe thì có vẻ lạ nhưng bản chất của Clover là 1 Bootloader nên chúng ta hoàn toàn có thể Boot OC từ Clover ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm.
Ưu điểm: Bạn vẫn có thể tận dụng tính năng Dual Boot cực kì mạnh mẽ của Clover và vẫn có thể dùng được OpenCore.
Chuẩn bị:
B1: Download bộ cài Clover.
B2: Chia 1 phân vùng tầm 200MB-1GB cho Clover (format FAT32).
B3: Tải Clover Configuration.
B4: Tải EFI từ đây.
Tiến hành:
B1: Các bạn mở Clover PKG ra.
B2: Các bạn chọn vào (ko chọn Partition EFI hệ thống).
B3: Chọn vào Partition các bạn vừa tạo ở bước chuẩn bị.
B4: Sau khi cài đặt xong các bạn xóa EFI Clover vừa tạo và thay bằng EFI tải ở bước chuẩn bị (sẽ được như hình )
Ở đây có thư mục Drivers các bạn có thể giữa lại hoặc xoá đi (nếu xoá thì các bạn phải add đường dẫn của os các bạn muốn Dualboot mình khuyến khích các bạn giữ lại).
B5: Các bạn mở config bằng Clover Configuration.
B6: Các bạn chuyển tới mục Gui.
B7: Bấm vào nút ở mục Custom Entries.
B8: Sau khi làm xong các bạn sẽ được như hình:
B9: Các bạn nhấn đúp và chọn (sẽ được như hình).
B10: Add Boot Option cho OpenCore các bạn chỉnh như sau (nếu các bạn xoá mục Drivers thì ở đây các bạn phải add đường dẫn cho os mà các bạn muốn Dualboot).
- volume: Chọn partition chứa bộ cài Clover.
- patch: \EFI\OC\Opencore.efi
- Title / full title: tên tùy ý ở đây mình sẽ đặt là OpenCore.
- Type: Other.
- Volume type: internal.
B11: Save lại.
B12: Reboot và tận hưởng thôi.
Lưu ý: Nếu bạn nào làm hoài mà vẫn không được hoặc thấy phức tạp quá không muốn làm thì các bạn có thể lấy EFI ở đây (EFI này mình đã chỉnh chỉ việc bỏ vào và sử dụng thôi)
Lưu ý 2: Khi làm như vậy xong thì thời gian trên Windows và macOS sẽ bị lệch giờ bạn vẫn có thể chỉnh thủ công nhưng mình sẽ hướng dẫn các bạn 1 cách làm nhanh hơn và vĩnh viễn ko lệch nhau nữa trước tiên, khởi động Windows, mở Run gõ Regedit, tìm đến đường dẫn sau : HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\TimeZoneInformation, tạo 01 DWORD đặt tên là RealTimeIsUniversal và đặt giá trị là 1. Sau đó khởi động lại bằng macOS, điều chỉnh thời gian, múi giờ. Bây giờ quay trở lại Windows, sẽ thấy thời gian trên Windows và macOS giống nhau. Từ giờ bạn sẽ ko phải lo lắng về sai lệch thời gian trên OS , thậm chí có thay đổi múi giờ thì cũng ko ảnh hưởng gì cả. (không khuyến khích)
Lưu ý 3: Đối với 1 số bạn không biết chỉnh Reg thì có thể làm như sau:
- Mở Hackintool ⇒ Utility.
- Sau đó bấm vào
- Các bạn sẽ thấy ngoài Desktop xuất hiện 2 file là WinUtcOn.reg và WinUtcOff.reg
- Các bạn vào Windows chạy file WinUtcOn.reg lên sau đó Restart và vào lại macOS chỉnh lại thời gian (lưu ý múi giờ giữa Windows và macOS phải giống nhau | sau khi làm nhớ Restart NVRam).
- Tiếp các bạn Restart NVRam và vào lại win tạn hưởng thành quả .
Lưu ý 4: Đối với 1 số máy HP khi Dual Boot sẽ gặp lỗi sau:
Bạn có thể fix theo Guide chi tiết tại đây.
Lưu ý 5: Đối với những bạn nào không thích Effects chuyển cảnh có thể bỏ nó như sau:
- Các bạn vào Misc ⇒ Boot bỏ tick Showpicker đi .
Lưu ý 6: Do EFI của mình đã loại bỏ hết các phần Hackintosh để lại bản chất là 1 Bootloader nên các bạn không cần sợ lỗi.
Clover
Đối với Clover do đã quá mạnh nên các bạn cứ cài 1 OS lên rồi dùng thôi không cần làm gì thêm bạn có thể thêm Boot-Option vào Clover như hướng dẫn ở trên.