Danh mục
Mình sẽ chia phần này làm các phần nhỏ như là Fix ROM, thay SMBIOS, Fix en0.
Thay SMBIOS:
OpenCore
B1: Các bạn tải file Gen SMBIOS về theo link sau GenSMBIOS.
B2: Mở phần mềm lên và nhấn phím 1.
B3: Chọn 3 và gõ tên SMBIOS cần Gen để phần mềm Gen các SMBIOS ra.
B4: Các bạn vào trang Check Your Service and Support Coverage – Apple Support dán số Serial vào và nhập mã xác thực vào là done khi check bạn sẽ nhận được ba kết quả:
Nếu sau khi check bạn nhận được We’re sorry, but this serial number isn’t valid.
thì bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo nếu khi check bạn được dòng Valid Purchase date
thì hãy gen lại 1 số serial khác còn nếu khi check bạn nhận được kết quả là Purchase Date not Validated
thì xin chúc mừng SMBIOS của bạn đã rất tốt rồi.
B5: Các bạn thay SMBIOS vào config.plist -> PlatformInfo -> Generic theo các phần tương ứng:
- Type = SystemProductName
- Serial = SystemSerialNumber
- Board Serial = MLB
- SmUUID = SystemUUID
B6: Save lại và Reboot thôi.
Lưu ý: Khi thay SMBIOS mà các bạn bị như ảnh (thường xảy ra với Laptop Dell)
Thì chỉnh config lại như sau:
- Kernel ⇒ Custom SMBIOS Guide: True
- Platform Info ⇒ Update SMBIOS Mode: Custom
- Platform Info ⇒ Spoof Vender: True
Lưu ý: Khi chỉnh như vậy sẽ không thể dùng BootCamp.
Clover
B1: Các bạn Gen SMBIOS như OpenCore.
B2: Check SMBIOS như ở OpenCore.
B3: Các bạn vào mục SMBIOS và chọn dấu

sau đó chọn SMBIOS dúng với SMBIOS vừa Gen.

Sau đó thay các mục:
- Serial
- System UUID
- MLB (chỉnh ở mục RT Variables)

Fix en0
B1: Các bạn mở Hackintool (link tải ở trên) vào tab System -> Peripherals (Info -> Misc
trên các Hackintool cũ) xem đã có tick en0 ngay phần Card Ethernet/Wifi chưa.
B2: Nếu vẫn chưa tick thì các bạn chạy dòng code sau trong Terminal:
sudo rm
/Library/Preferences/SystemConfiguration/NetworkInterfaces.plist
sudo rm /Library/Preferences/SystemConfiguration/preferences.plist
B3: Tiếp các bạn vào tap PCl chọn và mở file.plist lên bằng ProperTree (link tải ở trên | các bạn có thể dùng plist edit pro hoặc xcode v.v) bây giờ các bạn tìm đến dòng Ethernet Controler và copy tên của phần chứa nó như của mình sẽ là PciRoot(0x0)/Pci(0x1f,0x6).
B4: Create thêm 1 dòng ở mục config.plist -> DeviceProperties với tên là dòng bạn mới copy như của mình sẽ là PciRoot(0x0)/Pci(0x1f,0x6) với định dạng là Dictionary.
B5: Add thêm 1 dòng vừa add có tên là built-in định dạng và data vualt là 01/
B6: Save lại và Reboot thôi.
Lưu ý: Nếu bạn đã làm tất cả mà en0 vẫn chưa được tick thì bạn hãy thêm SSDT và Kext sau NullEthernet.kext , ssdt-rmne.aml và Snapshot lại như thế là done.
Fix ROM
B1: Vào System Preferences tiếp vào mục Network chọn Advance Copy đĩa chỉ MAC của bạn.
B2: Các bạn vào config mục PlatformInfo ⇒ GENERIC ⇒ ROM paste mục MAC Address vào rồi xóa các dấu “:” đi như của mình sẽ là (ở Clover các bạn chỉnh ROM ở mục RT Variables).

B3: Save và Reboot
Lưu ý: Nếu bạn đã làm tất cả nhưng iMessage vẫn không hoạt động thì hãy Call Apple nhờ giúp đỡ theo số 18001127 hoặc Chat với Apple theo links sau Apple – Support – Solutions (bạn phải để vùng là United States thì mới xuất hiện ô Chat | main source : Fixing iMessage and other services with OpenCore | OpenCore Post-Install (dortania.github.io) | nhớ là phải nói là RealMac nhé không thì sẽ bị liệt vào blacklist đấy).
Tips hướng dẫn ẩn tất cả các file Hackintosh đi
Phần này dành cho những bạn muốn Call với Apple.
B1: Nhấn tổ hợp phím Shift + Command + “.”
B2: Tạo 1 Folder để chứa tất cả các File Hackintosh.
B3: Rename Folder với bất kỳ tên gì mà bạn muốn nhưng lưu ý là thêm 1 dấu “.” vào trước tên mà bạn muốn đổi như mình muốn đổi tên nó thành “hackintosh” thì mình sẽ Rename lại là “.hackintosh”.
B4: Nhấn lại tổ hợp phím Shift + Command + “.”
Pingback: Convert bootloader - Heavietnam November 2021